Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm

Đa số bệnh nhân đều bị mất sức rất nhiều trong quá trình phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm. Do đó, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của người bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào, người bệnh cũng có thể ăn được. Do đó, người bệnh cần phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe.


Với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp phải tình trạng nhân đĩa đệm bị trồi ra ngoài, gây đau nhức, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng.

Nên ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?


Việc cân nhắc, lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho cơ thể của người bệnh, không những giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh mà nó còn tạo điều kiện để tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tái phát trở lại. Chính vì vậy, các loại thức ăn cung cấp cho người bệnh phải đầy đủ các chất dinh dưỡng và được lựa chọn hợp lý. Dưới đây là những loại thực phẩm cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn.

1 – Nhóm thực phẩm giàu canxi

Những loại thực phẩm giàu canxi sẽ là nguồn dinh dưỡng cần thiết, giúp bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể để xương chắc khỏe hơn. Các loại thực phẩm như tôm, cua, sữa, cá, ốc, hải sản,… là những nguyên liệu được dùng để chế biến các món ăn tốt cho những người mổ thoát vị đĩa đệm.



2 – Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E

Các loại vitamin luôn tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, vitamin C và E giúp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm và khắc phục được những tổn thương do đĩa đệm bị thoát vị gây ra, làm giảm quá trình lão hóa xương khớp. Những loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể như các loại hoa quả (cam, xoài, nho), rau xanh, các loại ngũ cốc,…



3 – Nhóm thực phẩm giàu omega-3

Omega 3 thường được biết đến với công dụng tốt cho tim mạch, huyết áp, giúp sáng mát. Bên cạnh đó, omega 3 còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp.



Omega-3 sẽ biến đổi thành chất prostaglandin có khả năng chống lại các phản ứng gây viêm, giảm tình trạng đau nhức. Nhóm thực phẩm này sẽ có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạnh nhân, quả óc chó, đậu nành,…

4 – Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin D

Vitamin D có tác dụng rất tốt cho xương khớp. Nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường hấp thu và chuyển hóa lượng canxi cần thiết để giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, vitamin D còn giúp bảo vệ khung xương và tăng cường cơ bắp rất tốt. Các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin D như phomat, dầu gan có, trứng, tôm,… giàu vitamin D. Bị viêm đa khớp chữa khỏi không http://coxuongkhoppcc.com/bi-viem-da-khop-chua-khoi-khong.html


Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Xem thêm: Đau lưng sau sinh

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Đau lưng sau khi sinh con phụ nữ cần biết gì?

Phụ nữ sau sinh cơ thể chưa được khôi phục, các cơ quan còn yếu, nhất là vùng xương lưng và xương chậu. Vì thế, phụ nữ sau sinh nên tránh các vận động cúi người thường xuyên (làm việc nhà nhiều, tắm rửa quá lâu,….)


Cho con bú sai tư thế


Chị em phải cẩn trọng với biểu hiện đau lưng sau sinh, có thể là vì cho con bú sai tư thế, nhìn con bú quá lâu,… Chị em luôn muốn con được bú trong tư thế thoải mái nhất nên nhiều khi khiến mình bị đau lưng mà không hay biết. Muốn cả mẹ và bé được thoải mái, chị em nên cho con bú đúng tư thế mới được.



Cho con bú thì chị em nên ngồi, đặt em bé trong vòng tay, cho con bú thấy mỏi thì đổi tay, không được cúi nhìn con quá lâu, nếu thấy mỏi quá thì nên đặt bé nằm xuống một chút.


Do mổ đẻ


Mổ đẻ cũng là nguyên nhân khiến chị em có biểu hiện đau lưng sau sinh. Mổ đẻ chị em sẽ được gây tê ở tủy sống dưới lưng, ban đầu không thấy đau nhưng về sau sẽ thấy đau nhiều hơn, đau lưng lâu hơn những người đẻ thường.

Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyến khích đẻ thường, chỉ khi thật sự cần thiết mới nên cho phụ nữ đẻ mổ.

Thiếu canxi


Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp canxi cho bé, dễ dẫn đến thiếu hụt canxi ở mẹ. Càng vào giai đoạn cuối thai kỳ, lượng canxi mà bé cần càng nhiều, đồng thời bé lớn nhanh làm mẹ đau lưng nhiều hơn.



Sau khi sinh con thì người mẹ tốn rất nhiều năng lượng, cơ thể chưa phục hồi được trạng thái ban đầu, còn phải cho con bú nên lượng canxi hay bị thiếu hụt gây đau lưng, đau mỏi tay chân, đau vai,…

Giãn dây chằng sinh lý


Sau khi sinh, hệ thống nội tiết của người mẹ cũng chưa được bình thường trở lại, dây chằng xương chậu chưa khôi phục được độ đàn hồi nên cơn đau lưng đến thường xuyên.

Tập vài động tác đơn giản làm giảm các cơn đau lưng như động tác đứng kên ngồi xuống, xoay vặn lưng nhẹ nhàng,…

Bế con, thay tã và cho con bú đúng tư thế, khi thấy mỏi nên đặt trẻ xuống hoặc đưa người khác bế dùm để được nghỉ ngơi và thư giãn gân cốt một chút cho thoải mái.

Sau khi sinh, các chị em nên dành ra mỗi ngày 15-30 phút để đi bộ cho mau khỏi bệnh đau lưng, khôi phục được sức khỏe nhanh chóng.

Ăn uống bổ sung vitamin A, C, D, E và canxi, sắt cho xương khớp khỏe mạnh, tránh dùng chất kích thích và hạn chế ăn món cay nóng, món chiên xào nhiều dầu mỡ.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Xem thêm: Đau hông khi mang thai